Chìa khóa thành công giúp nhân viên sáng tạo cho sự kiện (Phần 1)

Ủ rũ, stress, tâm trạng thất thường hay tính cách lập dị và kiêu ngạo? Có lẽ là những điều bạn hoàn toàn không muốn gặp nhưng lại không thể tống khứ được chúng đi, bởi lẽ những điều đó thường tồn tại trong những nhân viên sáng tạo. Mặc dù mọi tổ chức đều tuyên bố mình luôn chú trọng tới việc khuyến khích sự sáng tạo, nhưng chỉ có rất ít tổ chức sẵn sàng làm cho những nhân viên sáng tạo cảm thấy hạnh phúc, hoặc ít nhất, làm việc một cách năng suất. Vậy, đâu là chìa khóa để những nhân viên cam kết và tiếp tục sự sáng tạo cho tổ chức?

1. Áp lực đối với họ và để cho họ nếm mùi thất bại

thể cách làm này ban đầu nghe là vô lý, giống như những bậc cha mẹ những người thường tán dương những đứa trẻ hiếu động: thể hiện việc giúp đỡ và động viên sự sáng tạo của chúng một cách vô điều kiện sẽ làm cho chúng trở nên lố bịch và thất bại về sau. Sự sáng tạo, cải tiến không đến một cách rõ ràng, có rủi ro và cần phải có sự trải nghiệm – nếu bạn đã biết sẽ phải làm công việc gì – thì đó không phải là sáng tạo nữa.

chia khoa thanh cong cho su kien 5

Người sáng tạo là những người có sự trải nghiệm, vì thế hãy cứ để chúng khóc và kiểm tra và xem chúng thể hiện thái độ như thế nào. Tất nhiên, sẽ có những cái giá phải trả, thậm chí phải trả rất đắt cho những trải nghiệm đó – nhưng còn hơn một cái giá phải trả từ việc “không bao giờ” sáng tạo, cải tiến.

2. Xung quanh toàn những người nhàm chán

Điều tệ hại nhất là bạn để một nhân viên sáng tạo ngồi chung với những người giống họ – họ sẽ cạnh tranh ý tưởng, phải động não liên tục, hoặc đơn giản là phớt lờ những ý tưởng của nhau. Điều đó cũng thể hiện việc, bạn không thể có được sự sáng tạo khi xung quanh bạn toàn những con người ra vẻ nhàm chán hoặc mang tư tưởng cũ kỹ an phận – và rồi họ sẽ không hiểu nổi bản thân – và mang cảm giác thất bại. Cùng với vấn đề này, những ứng viên trong một số nghiên cứu vừa qua của tôi cho thấy một nhóm được tạo ra từ đa dạng các thành viên thì thường cởi mở hơn, chấp nhận quan điểm của nhau hơn để thực hiện một cách sáng tạo nhất.

chia khoa thanh cong cho su kien 6

Giải pháp của họ, sẽ hỗ trợ sự sáng tạo cho những đồng nghiệp khác – những người có giải pháp thuyết phục đến nỗi có thể thách thức những ý kiến của họ, ngay cả khi bản thân giải pháp của họ không đủ để thuyết phục các đồng nghiệp khác đồng tình.

3. Chỉ quan tâm tới công việc thật sự ý nghĩa

Trong một nghiên cứu mà tôi đã thực hiện cho biết, những người sáng tạo hướng đến tầm nhìn nhiều hơn. Họ thấy một bức tranh toàn cảnh lớn hơn và có thể hiểu tại sao có những vấn đề đó (ngay cả khi họ không thể giải thích thế nào cho đúng). Nhược điểm của vấn đề này chính là việc họ không tham gia vào những công việc mà theo họ là không có ý nghĩa. Hoặc là làm với tất cả sự nhiệt tâm hoặc là không làm gì cả. Điều đó phản ảnh tính khí khó lường của những “nghệ sĩ sáng tạo” này, những người thể hiện tốt chỉ khi được truyền cảm hứng –  và sự thuyết phục chỉ được kích thích bởi ý nghĩa thực sự của công việc đó. Thước đo này có thể được ứng dụng cho những nhân viên khác: Mỗi người chỉ có thể sáng tạo hơn khi nhận được sự quan tâm thực sự và mang một tâm trí khát khao tìm tòi.

chia khoa thanh cong cho su kien 7

Trong bất kỳ tổ chức nào có nhiều nhân viên ít quan tâm, ít say mê công việc, tốt thôi, họ đang làm những công việc thú vị đối với họ; họ đã hài lòng với việc kiểm soát thời gian “vào” và “ra” mỗi khi hết giờ làm việc, và được động viên bởi những phần thưởng bên ngoài. Các công ty nên đảm bảo những công việc bình thường sẽ được giao cho những cho nhân viên này.

4. Đừng tạo sức ép lên họ

Sự sáng tạo thường xuyên được nâng cao bởi việc đưa cho mọi người sự tự do thoải mái và linh động trong công việc. Nếu bạn thích cấu trúc, trình tự và khả năng dự đoán được, bạn khó sáng tạo hơn. Thực tế, chúng ta có thể sáng tạo nhiều hơn trong tự nhiên, trong một hoàn cảnh không đoán trước – bởi vì chúng ta không thể phụ thuộc vào thói quen của chúng ta. Đừng hạn chế những nhân viên sáng tạo của bạn; đừng ép họ theo một quy trình hay cấu trúc nào đó.

chia khoa thanh cong cho su kien 8

Hãy để họ làm việc từ xa và bên ngoài thời gian bình thường; đừng yêu cầu họ làm ở đâu; họ làm cái gì và họ phải làm như thế nào. Đó là lý do tại sao những nhà sáng lập trong kinh doanh thường không hài lòng với phụ trách kinh doanh của họ, mặc dù họ là những người có thành tích từ những công ty lớn hơn.

Đến với chúng tôi- Focus event sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp về quá trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp để bạn có thể tự tin phát huy những kế hoạch, sáng tạo những nội dung mà bạn đã có.

FOCUS EVENT Company

Địa chỉ: 153 Nguyễn Đình Tứ – Đà Nẵng

Email: focuseventdn@gmail.com

Hotline : 0905 575 235 ( Mr.Phong)

Web : focusevent.vn

.
.
.
.